REVIEW/Đánh giá - VSP Delta P600W & P700W
Delta là dòng sản phẩm nguồn máy tính tới từ thương hiệu VSP. Được thiết kế cho các cấu hình máy vi tính phân khúc phổ thông với chi phí mua sắm hạn chế. Các tính năng chính của Delta tương đối cơ bản như: trang bị hệ thống cáp dạng bẹ đen mềm với 2 đầu CPU. Phía VSP cam kết hiệu suất hoạt động tối đa đạt 83% .
I-Hộp và Phụ kiện:
Hộp của dòng VSP Delta có tông màu xám-đỏ nâu. Có sự khác biệt nhỏ về cách thiết kế của vỏ hộp giữa 2 phiên bản P600W và P700W
II-PSU
1-Bên ngoài:
Dòng sản phẩm VSP Delta P600W & P700W có kích thước ATX tiêu chuẩn, được sơn tĩnh điện màu đen và sử dụng quạt làm mát 120mm
1-Bên ngoài:
Dòng sản phẩm VSP Delta P600W & P700W có kích thước ATX tiêu chuẩn, được sơn tĩnh điện màu đen và sử dụng quạt làm mát 120mm
P600W: Công suất danh định 600W. Single rail 12V@45A
P700W: Công suất danh định 700W. Single rail 12V@50A
P600W
1x 24pin Mainboard: 50cm
2x 4+4pin ATX12V: 60cm + 15cm
2x 6+2pin PCIe: 45cm + 15cm
4x SATA: 45cm +15cm +15cm + 15cm
3x ATA: 45cm + 15cm +15cm + 15cm
1x 24pin Mainboard: 50cm
2x 4+4pin ATX12V: 60cm + 15cm
2x 6+2pin PCIe: 45cm + 15cm
4x SATA: 45cm +15cm +15cm + 15cm
3x ATA: 45cm + 15cm +15cm + 15cm
VSP chọn Shenzhen Jiumeng Electronic Technology làm nhà sản xuất (OEM) dòng sản phẩm Delta P600W & P700W. Với thiết kế Dual forward nhưng không được trang bị tính năng Active PFC
Bảng linh kiện được sử dụng trên Delta P600W & P700W
Mạch lọc nhiễu EMI đầy đủ với 2 tầng lọc. Thậm chí phiên bản P700W trang bị thêm 1 cuộn lọc nhỏ trên dây nguồn dẫn vào bo mạch chính với vài vòng dây quấn quanh 1 lõi xuyến ferrit.
Trước khi dòng điện xoay chiều AC tiến vào Diode cầu GBU1506(15A) để chỉnh lưu thành dòng điện 1 chiều DC. sẽ qua thành phần giảm dòng khởi động NTC nhằm tránh hiện tượng dòng nạp tụ ban đầu có thể gây phát sinh tia lửa điện hoặc đánh mòn tiếp điểm công tắc và phích/ổ cắm.
P600W sử dụng cặp tụ chính SAMXON 680uF/200V, và với P700W là loại 820uF/200V mắc nối tiếp. đây là "vết tích" còn sót lại của mạch nhân 2 điện áp hay thấy ở các PSU trang bị 1 cần gạt chuyển điện 110-220V màu đỏ.
Do không trang bị tính năng Active PFC với điện áp ngõ ra lên tới 390VDC. Nên mạch PWM trên dòng sản phẩm Delta chỉ hoạt động ở mức điện áp khoảng 320VDC phụ thuộc vào dao động điện lưới đầu vào. Vì thế khối linh kiện công suất được chọn với trị số cao hơn để đảm bảo hoạt động ổn định. Điều này cho thấy việc chọn lựa giữa linh kiện tối ứu thiết kế mạch. không phải lúc nào lắp linh kiện trị số "to" hơn cũng sẽ khỏe hơn mà phải xem từng thiết kế mạch cụ thể
P600W sử dụng 1 cặp mosfet Maplesemi SLF20N50C (20A). Và P700W sử dụng cặp Mosfet Lonten LSD55R140F(23A) công suất lớn hơn . Lõi biến áp chính là loại EE39
P600W sử dụng 1 cặp mosfet Maplesemi SLF20N50C (20A). Và P700W sử dụng cặp Mosfet Lonten LSD55R140F(23A) công suất lớn hơn . Lõi biến áp chính là loại EE39
IC dao động KA3845 sẽ điều khiển toàn bộ hoạt động của tầng PWM. nằm phia trên là IC combo Chipown PN8141 của mạch cấp trước 5Vsb
Delta P600W & P700W sử dụng tổ hợp các diode xung chỉnh lưu ngõ ra cho cả 3 đường điện chính với đường 12V sử dụng 4 diode xung với 3 loại công suất khác nhau (20A/30A/40A) . Với tổng công suất thiết kệ đạt 140A cho P700W và 100A cho P600W
IC giám sát hoạt động là loại Grenergy GR8313 cung cấp 3 chế độ bảo vệ cơ bản OVP/UVP/SCP, Asia'X và Cheng'X là 2 nhãn hiệu tụ được sử dụng tại ngõ ra của Delta P600W & P700W
Phần mạch in của Delta P600W & P700W sạch bóng. chân linh kiện được cắt tỉa gọn gàng
Delta P600W & P700W hoàn thành các mức tải với điện áp dao động trong chuẩn ATX yêu cầu đối với P700W. P600W thì đường 3.3V không còn giữa trong giới hạn khi tụt còn 3.12V. Và do không trang bị tính năng DC to DC vì thế ở 2 mức tải không đồng đều. Điện áp nhanh chóng "văng" ra khỏi tiêu chuẩn ATX. Hiệu suất tối đa đạt 83%@230Vac đúng như những gì VSP cam kết
P600W
P600W
P700W
2-Inrush current testing ( Dòng khởi động):
Dòng khởi động của Delta P600W & P700W ở mức trung bình khi đạt khoảng 80A-90A@230Vac/90deg.
3-Sync Transient response test ( Tải biến thiên):
*Capacitance load: 3300uF per rails (12V1, 12V2, 5V, 3.3V, 5Vsb)
Slew rate: 12V: 5A/uS(12VHPWR) hoặc 2.5A/uS. 5V & 3.3V: 1A/uS . 5Vsb: 0.1A ( theo intel ATX3.0 )
Delta P600W & P700W chỉ đạt yêu cầu được 50% số mục thử nghiệm tải biến thiên. Với giới hạn về công nghệ sử dụng khó để cho Delta P600W & P700W đạt được kết quả tốt hơn. Khi đây chỉ là PSU chuẩn ATX2.3 và thử nghiệm với yêu cầu dành cho chuẩn ATX3.0 và ATX12VO
Nhất là đường 3.3V khi biến thiên ở mức tải thấp. PSU tự kích bảo vệ và ngắt nguồn do điện áp chạm điểm cắt dòng của mạch bảo vệ OVP/UVP
Nhất là đường 3.3V khi biến thiên ở mức tải thấp. PSU tự kích bảo vệ và ngắt nguồn do điện áp chạm điểm cắt dòng của mạch bảo vệ OVP/UVP
P600W
50Hz Low load:
10kHz Low load:
P700W
10kHz Low load:
4-Ripple & Noise ( Nhiễu AC cao tần):
Ripple & Noise của Delta P600W & P700W đạt mức khá khi tối đa khoảng 50-65mV cho cả 3 đường điện chính
P600W
5-Hold-up time ( thời gian lưu điện)
Delta P600W & P700W có mức lưu điện còn cách khá xa tiêu chuẩn ATX yêu cầu
'
6-Protection features (Các chế độ bảo vệ):
Các chế độ bảo vệ chính trên Delta P600W & P700W hoạt động ổn định. Do không có tính năng OCP vì thế UVP sẽ phải làm nhiệm vụ điểm "chốt chặn" thứ 2 bảo vệ PSU trước nguy cơ "tự hủy"
Chế độ bảo vệ quá tải OPP thoạt nhìn thì có vẻ P600W có điểm cắt dòng cao hơn (830W >753W). Nhưng thực tế khi so sánh số liệu thu được thì không phải vậy, mà là do P700W khi tải tăng đủ cao so với công suất thiết kế sẽ bắt đầu xuất hiện hiện tượng sụt áp làm cho tổng công suất W ( Volt x Ampe) bị tụt xuống dù A vẫn tăng dần theo tải. P600W với mức công suất danh định nhỏ hơn nên điểm cắt dòng của mạch OPP sớm hơn khi PSU chưa tới giai đoạn sụt áp
Chế độ bảo vệ quá tải OPP thoạt nhìn thì có vẻ P600W có điểm cắt dòng cao hơn (830W >753W). Nhưng thực tế khi so sánh số liệu thu được thì không phải vậy, mà là do P700W khi tải tăng đủ cao so với công suất thiết kế sẽ bắt đầu xuất hiện hiện tượng sụt áp làm cho tổng công suất W ( Volt x Ampe) bị tụt xuống dù A vẫn tăng dần theo tải. P600W với mức công suất danh định nhỏ hơn nên điểm cắt dòng của mạch OPP sớm hơn khi PSU chưa tới giai đoạn sụt áp
P700W
7-Earth leak current ( Kiểm tra dòng rò):
Đối với các thiết bị IT (Class I ) mà nguồn máy tính ATX là một trong số đó thì theo tiêu chuẩn an toàn yêu cầu dòng rò không được vượt quá 3,5mA tại áp cấp vào bằng ~110% điện áp tối đa mà nhà sản xuất công bố PSU có thể hoạt động đc ( ở đây sẽ là 110% của 240VAC tương đương khoảng 264VAC@60Hz). Để kiểm tra vấn đề này chúng ta sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng GW instek GLC-9000 để đo dòng rò
8- Nhiệt độ làm việc và tốc độ quạt làm mát ( Temp & Fan RPM):
Điều kiện môi trường : 38-45°C
Linh kiện nóng nhất trên Delta P600W & P700W chính là phần NTC với mức nhiệt chạm 100°C. Tuy được sinh ra có thề hoạt động ở nhiệt độ cao một cách bình thường. Nhưng việc này sẽ làm tăng hao phí đôi chút rơi trên NTC cũng như làm nóng các linh kiện nằm xung quanh lên
P600W:
Delta P600W & P700W sử dụng quạt làm mát VSP 12V, 0.4A,Sleeve bearing. có tốc độ tối đa 2200RPM
IV-Kết luận:
VSP Delta P600W & P700W có chất lượng điện áp chấp nhận được. Hiệu suất đạt 83%@230Vac như những gì phía VSP cam kết. Hệ thống cáp bẹ đen với 2 đầu cấp nguồn CPU. Với Fan Curve tương đối cao khi khởi động sẽ khiến PSU hoạt động ồn ở 100% công suất
Delta P600W & P700W là sự lựa chọn cho các cấu hình phổ thông sử dụng 01 VGA có công suất <150W
Ưu điểm:
-Hiệu suất đạt 83-84%@230Vac
-Hệ thống cáp bẹ đen mềm
Khuyết điểm:
-Cần cải thiện điện áp đường 3.3V đối với phiên bản P600W
-Xin cảm ơn VSP đã cung cấp sản phẩm Review!
-Xin cảm ơn VSP đã cung cấp sản phẩm Review!
P600 này so với ceberus S550 thì con nào ổn hơn vậy ạ?
ReplyDelete