REVIEW/Đánh giá - Xigmatek Z-power 400/500/600

 


Zpower là dòng sản phẩm giá rẻ đến từ thương hiệu Xigmatek. Định vị ở phân khúc nguồn phổ thông ( “nguồn cỏ”)  thấp cấp hơn cả Xpower. Zpower mang trong mình những tính năng cơ bản nhất của 1 bộ nguồn ATX cần phải có. Với mục đích cạnh tranh với các bộ nguồn “noname” trôi nổi trên thị trường 

I- Hộp và phụ kiện:
Là dòng sản phẩm giá rẻ vì thế Zpower chỉ sử dụng hộp carton in đơn sắc nhằm giảm tối đa các chi phí phát sinh. Các thông tin kĩ thuật được in ở phía sau của vỏ hộp .Phía Xigmatek cam kết hiệu suất tối đa mà Zpower có thể đạt được là 80%.



Phụ kiện kèm theo Zpower  gồm có : 1x cáp nguồn EU type, 4x dây rút (ziptie), 4x ốc bắt nguồn.

II-PSU: 
1-Bên ngoài:
Zpower có kích thước ATX tiêu chuẩn được sơn đen, sử dụng quạt làm mát 120mm. Với thiết kế phần chắn fan lấy “cảm hứng” từ hãng Superflower . Ngoài Xigmatek ra thì có 1 thương hiệu khác cũng sử dụng kiểu thiết kế này cho các sản phẩm giá rẻ của mình




Công suất danh định lần lượt là Zpower 400(300W) / Zpower 500(400W) / Zpower 600(500W).  f14lab không khuyến khích các nhà sản xuất sử dụng kiểu đặt tên rất dễ gây “nhầm lẫn” này nhất là ở dòng nguồn phổ thông. Khi mục đích được tạo ra để cạnh tranh với các bộ nguồn trôi nổi không rõ chất lượng trên thị  trường




Hệ thống cáp được bọc lưới dây 24pin và 8pin cpu của Zpower khá ”khủng”. Khi xigmatek trang bị 2 đầu 8pin CPU cho cả bản Zpower 400. Thật sự điều này không mang tính thực tế cao vì hiếm có ai sẽ sử dụng cấu hình yêu cầu tới 2 đầu cpu cho con nguồn công suất danh định chỉ 300W 

Zpower 400:
1x 24pin Mainboard (50cm)
2x 4+4pin ATX 12V ( 55cm+15cm)
1x 6+2pin PCIex (55cm)
4x SATA (45cm+)
2x ATA (45cm+)

Zpower 500/600:
1x 24pin Mainboard (50cm)
2x 4+4pin ATX 12V ( 55cm+15cm)
2x 6+2pin PCIex (55cm)
4x SATA (45cm+)
2x ATA (45cm+)

2-Bên trong:
Zpower được sản xuẩ bởi GuangHaiDianZi (OEM) phiên bản Zpower 500/600 sử dụng chung platform. Platform cũng có mặt trên dòng sản phẩm Andyson Venus 500. Zpower 400 sử dụng 1 platform khác thấp cấp hơn




Bảng linh kiện được sử dụng trên Zpower:



Zpower không được trạng bi các tụ lọc trên jack cắm AC. Phần mạch lọc EMI  phiên bản Zpower 600 là được trang bị 1 tầng lọc nhiễu (Class 1) còn 2 phiên bản còn lại chỉ được trang bị 2 tụ Y tiếp mass



Do không được trang bị mạch Active PFC nên Zpower sử dụng diode cầu có thông số tương đối lớn để đảm bảo khả năng hoạt động ổn định , phiên bản 400/500 sử dụng loại GBU606 (600V, 6A) và  600 sử dụng loại GBU806 (600V, 8A) đều  được làm mát trực tiếp từ quạt



Cặp tụ lọc nguồn chính bản Zpower 400/500 sử dụng loại  680uf/200V và bản Zpower 600 sử dụng loại 820uf/200V. được mắc nối tiếp với nhau



Zpower 400 Sử dụng kiểu mạch nữa cầu (Half Brigde) khá là lâu đời cho tầng PWM với 1 cặp Transistor công suất MJE13009 được điều kiển bời  IC LA8100PN thông qua biến áp chia xung( lái cách li) IC này cũng sẽ lo công việc giám sát hoạt động của PSU với 3 chế độ bảo vệ cơ bản là UVP/OVP/SCP. và OPP cho tầng công suất chính PWM . sát bên cạnh cặp Transistor tầng PWM là 1 Mosfet của mạch cấp trước 5Vsb


Zpower 500/600 sử dụng thiết kế “mới hơn” 1 chút là Dual forward với tầng PWM sử dụng 1 cặp Mosfet RS18N50F cho bản Zpower 600 và FXN13N50F cho bản Zpower 500 . Được điều kiển bởi IC dao động UTC3843D . Nằm kế bên IC dao động chính là IC combo Viper22A của đường cấp trước 5Vsb



IC giám sát hoạt động của Zpower 500/600 là loại GR8313 cung cấp 3 chế độ bảo vệ cơ bản UVP/OVP/SCP

Vẫn là tổ hợp các diode xung (Schottky diode) làm nhiệm vụ nắn dòng DC đầu ra thường thấy ở các bộ nguồn phổ thông. Zpower 400 sử dụng 1 con MBR40100CT (40A) và Zpower 500/600 sử dụng 1 cặp MBR30100CT ( 30A x2). hoàn toàn có thể chịu được dòng tải theo mức công suất danh định được đề ra cho đường 12V



Tụ lọc DC đầu ra đến từ thương hiệu JWCO .  chất lượng có thể nói là ngang ChengX. chúng ta không thể đòi hỏi gì hơn với phân khúc nguồn cỏ này


Mạch in tương đối ổn. do sử dụng 100% linh kiện xuyên lỗ (DIP) nên khó mà lòi ra cái “xấu” được


III-Thử nghiệm
1-Thử tải:
Không có quá nhiều điều để nói về phẩm chất điện áp của các platform sử dụng trên Zpower . khi mà chi phí sản xuất gần như đã tới giới hạn. chúng ta sẽ có 1 con nguồn có công suất thực, điện áp “chênh vênh” ở tiêu chuẩn ATX yêu cầu. Hiệu suất tối đa đạt ~80% như phía xigmatek cam kết. 

Zpower 400:



Zpower 500:



Zpower 600:


2-Inrush current Testing ( Dòng khởi động)
Đây là 1 bài kiểm tra mới nhưng không mới. khi chắc hẳn nhiều người trong số chúng ta đã nghe tới cụm từ “ thành phần giảm dòng khởi động aka NTC” . Dòng khởi động là dòng điện tức thời khi điện được cấp vào PSU. Nó sẽ ảnh hưởng bởi thiết kế mạch và phần lớn là do giá trị của tụ chính. Càng nhỏ thì càng tốt vì khi đủ độ lớn nó có thể làm nhảy 1 số CB có độ nhạy cao
để kiểm tra thông số này AC source sẽ được setup với thông số như sau: Góc mở phase sẽ là 90 độ là thời điểm dòng điện xoay chiều đạt giá trị tối đa

3-Transient response test ( Tải biến thiên):
Zpower 500/600 cho thấy khả năng phản ứng trước tải biến thiên tốt hơn Zpower 400 1 chút ở đường 12V. Tuy nhiên đường 3,3v  cả 3 đều không đạt yêu cầu đề ra

Zpower 400:



Zpower 500:



Zpower 600:



4-Ripple & Noise ( Nhiễu AC cao tần)
Zpower 500/600 có mức ripple noise tạm chấp nhận được . còn Zpower 400 thì vượt khỏi tiêu chuẩn ATX ngay từ mức tải thấp nhất

Zpower 400:




Zpower 500:




Zpower 600:




5-Hold-up time ( thời gian lưu điện)
Zpower có mức hold up time đều gần chạm mức tiêu chuẩn ATX đề ra. Kết của của Zpower 600 là khá ổn trong phân khúc của mình



6-Earth leak current ( Kiểm tra dòng rò) 
Đối với các thiết bị IT (Class I ) mà nguồn máy tính ATX là một trong số đó thì theo tiêu chuẩn an toàn yêu cầu dòng rò không được vượt quá 3,5mA tại áp cấp vào bằng ~110% điện áp tối đa mà nhà sản xuất công bố PSU có thể hoạt động đc ( ở đây sẽ là 110% của 230VAC tương đương khoảng 253VAC@60Hz). Để kiểm tra vấn đề này chúng ta sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng  Chroma 19073 Hipot tester để đo dòng rò

7- Nhiệt độ làm việc và tốc độ/ độ ồn quạt làm mát:
Điều kiện môi trường : 30-35°C/38dBA

Zpower 400:


Zpower 500:


Zpower 600:



Cả 3 phiên bản đều sử dụng chung loại quạt làm mát DF1225L12S-B 120mm sleeve bearing, có tốc độ khoảng 2000rpm . Phiên bản Zpower 400 không được trang bị tính năng smart fan nên quạt quay tối đa ở mọi mức tải. Phiên bản Zpower 500/600 được trang bị tính năng smart fan quạt sẽ thay đổi tốc độ theo nhiệt độ. Nóng và ồn là điểm không thể tránh khỏi của các bộ nguồn giá rẻ. Có lẽ vì vậy nên Zpower không trang bị 1 miếng nhựa ép luồng gió. Điều này sẽ giảm độ ồn đi ngược lại psu cũng sẽ nóng hơn. bằng chứng là thông số về độ ồn cũng tương tự các PSU ở phân khúc cao hơn 

III-Kết luận
Zpower
là dòng sản phẩm nguồn giá rẻ phục vụ cho các nhu cầu cơ bản. Nên sử dụng ở mức 80% công suất thực của nguồn trở xuống để điện áp được ổn định cao. phiên bản Zpower 600 có kết quả tốt nhất trong cả 3 phiên bản. Tuy được trang bị bộ cáp khá đa dạng nhưng với phân khúc máy tính cấu hình cơ bản hiếm ai sẽ sử dụng hết được
Zpower là sự lụa chọn cho các bộ máy tính có cấu hình cơ bản sử dụng 01 vga rời không nguồn phụ
Ưu điểm:
-Hiệu suất đạt tới ~80%@230VAC
-Điện áp tương đối ổn Zpower 500/600
-Hold up time khá tốt Zpower 600
Khuyết điểm:
-Điện áp chưa thật sự ổn Zpower 400
-Hoạt động nóng


Xin cảm ơn Xigmatek đã cung cấp sản phẩm Review!

Comments