REVIEW - Jetek Extreme series 700W (E700)
Sau dòng sản P series thuộc phân khúc tầm trung-phổ thông. Jetek tiếp tục đem tới người tiêu dùng Việt Nam dòng sản phẩm mới E series được định vị ở phân khúc tầm trung - cao cấp. Với 3 mức công suất 550W, 650W và 700W trang bị mạch Active PFC dải rộng 110~240VAC và Hiệu suất 80Plus Gold. Ngoài ra còn có những tính năng rất được quan tâm hiện nay như VRMs (DC to DC) và hệ thống cáp đen.
I-Hộp và Phụ kiện:
Hộp của E700 có kích thước vừa vặn. Tông màu đen trắng. Thông số kĩ thuật của cả 3 mức công suất được in song ngữ Việt - Anh trên các mặt bên.
Phụ kiện đi kèm theo E700 ở mức cơ bản đến khó tin chỉ gồm 1 cáp nguồn EU type kèm với 4 con ốc. Đều này khiến giảm đôi chút sự hấp dẫn tới khách hàng ở phân khúc tầm trung - cao cấp
II-PSU
1-Bên ngoài:
E700 có kích thước ATX tiêu chuẩn . Sử dụng quạt làm mát 120mm. Lớp vỏ được sơn đen nhám không bám vân tay. Phần tem nhãn tương đồng với dòng P600 về thiết kế
Chưa hiểu ý đồ của Jetek là gì khi dán thêm 1 cái tem nhỏ với dòng chữ “AC230V~/4A/50Hz” cho 1 PSU fullrange 110~240VAC như E700
1x 24pin Mainboard (55cm)
1x 4+4pin ATX12V (60cm)
2x 6+2pin PCIex (55cm)
6x SATA (45cm+)
3x ATA (450cm+)
1x FDD
2-Bên trong:
E700 sử dụng platform được nâng cấp từ platform của dòng P series nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động. và trang bị thêm mạch VRMs xóa bỏ những hạn chế của các PSU có thiết kế “cổ điển” với các thế hệ VXL mới. Jetek vẫn chưa trang bị mạch cộng hưởng LLC cho E700 giúp giảm hao phí khi chuyển mạch và khả năng đáp ứng tải biến thiên cao. Khi mà đại đa số PSU chuẩn 80Plus Gold+ đang có mặt tại thị trường Việt Nam đều đang sử dụng
Bảng linh kiện được sử dụng trên E700
Tầng lọc nhiễu EMI đầy đủ với 2 tầng lọc với số lượng lớn các tụ X dập nhiễu. Cũng như thành phần chống sét MOV
Tụ nguồn chính đến từ hảng Teapo có trị số 390uF/400V. Hơi ít so với mức công suất thực 700W. Thường với 1 PSU như E700 cần ít nhất 470uF nếu muốn thỏa tiêu chuẩn ATX yêu cầu. Thành phần giảm dòng khởi động NTC đi kèm với 1 rờ le giúp giảm hao phí qua nhiệt tại NTC góp phần nâng cao hiệu suất hoạt động
Diode cầu GBU15J (15A) được bắt chung với các mosfet tầng PFC và PWM trên một phiến tản nhiệt lớn . Tầng PFC sử dụng một cặp Mosfet OSG55R140F(28A) đi kèm với boost diode G3S06508A (8A) . Tầng PWM sử dụng một cặp Mosfet GP28S50G (28A) thuộc dòng Mosfet có nội trở nhỏ (Low Rds(on))
IC champion CM6800UBX có nhiệm vụ điều khiển hoạt động cho cả tầng PFC và PWM . Nằm bên dưới là sự xuất hiện của IC Champion CM03AX giúp giảm hao phí ở chế độ nghỉ (Standby)
Ở khu vực nắn dòng đầu ra là sự có mặt của 6 Mosfet NCEP40T11G (110A x6) được hàn trên 1 bo mạch dạng cắm nhằm tận dụng quạt làm mát để giải nhiệt. Với công suất thiết kế lên tới 600A hơn 10 lần mức công suất thực 56A@12V của E700 quá dư dả để đảm bảo khả năng hoạt động liên tục cường độ cao
Đường 5V và 3,3V được tạo ra từ 2 bo mạch VRMs (DC to DC) "cắm là chạy" riêng biệt, có cấu tạo tương tự nhau gồm một IC excelliance EM5301F lái 4 Mosfet Huayi HY1403D
IC giám sát hoạt động trên E700 là loại Grenergy GR8323N cung cấp 4 chế độ bảo vệ OCP/OVP/UVP/SCP trên cả 3 đường điện chính
Đường cấp trước 5Vsb sử dụng IC combo Excelliance EM8564A, E700 sử dụng 100% tụ Teapo cho cả phần tụ hóa và tụ rắn
Phần mạch in của E700 tương tự P600 . mối hàn bóng. chân linh kiện được cắt tỉa gọn gàng. vài vị trí còn hơi nhiều Flux thừa khiến mạch in chưa được sạch
III-Thử nghiệm:
1-Thử tải:
Với việc trang bị mạch VRMs thì E700 dễ dàng vượt qua các bài kiểm tra với mức dao động điện áp khá tốt. Kèm theo mức hiệu suất đạt trên dưới 90%
Đường 12V dao động trong khoảng : 0,13V~ 1,15%
Đường 5V và 3,3V lần lượt là: 0,14V~ 2,86% và 0,13V~ 4,21%
2-Ripple & Noise (Nhiễu AC cao tần)
Ripple noise của E700 khá tốt . Khi đường 12V tối đa chỉ 36mV. Tuy nhiên đường 3,3V lại vọt lên tới 45mV gần chạm mức tiêu chuẩn ATX
10% Load (12V- Vàng, 5V- xanh dương, 3,3V- tím, 5Vsb- xanh lá)
20% load
50% load
80% load
100% load
CL12 load
3-Hold up time ( Thời gian lưu điện)
Không ngoài dự đoán mức hold up time của E700 khoảng 10mS thấp hơn khá nhiều so với tiêu chuẩn ATX yêu cầu 16mS .
4-Earth leak current ( Kiểm tra dòng rò)
Đối với các thiết bị IT (Class I ) mà nguồn máy tính ATX là một trong số đó thì theo tiêu chuẩn an toàn yêu cầu dòng rò không được vượt quá 3,5mA tại áp cấp vào bằng ~110% điện áp tối đa mà nhà sản xuất công bố PSU có thể hoạt động đc ( ở đây sẽ là 110% của 230VAC tương đương khoảng 253VAC@60Hz). Để kiểm tra vấn đề này chúng ta sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng Chroma 19073 Hipot tester để đo dòng rò
5-Nhiệt độ làm việc và tốc độ quạt làm mát
Nhiệt độ môi trường 40-45°C
IV-Kết luận:
Jetek E700 có chất lượng linh kiện và điện áp khá. Hiệu suất hoạt động cao trên dưới 90%. Quạt làm mát hoạt động êm ái. Tuy vẫn còn vài điểm hạn chế nhỏ như hệ thống cáp có số lượng cáp ít so với mặt bằng chung. E700 nên có thêm 2 đầu CPU để phù hợp với thời điểm khi mà phần lớn các NSX mainboard đều trang bị 2 đầu CPU cho các Mainboard cao cấp nhằm phục vụ cho việc ép xung. Cùng với tâm lí khách hàng muốn cắm đủ cho an tâm
Jetek E700 phù hợp với các cấu hình Gaming hay Workstation sử dụng 01 CPU và 01 VGA
Mức đánh giá : Khá
Ưu điểm:
-Chất lượng linh kiện khá (100% tụ Teapo)
-Hiệu suất cao trên dưới 90%@230VAC
-Điện áp dao động nhỏ
-VRMs (DC to DC)
-Quạt làm mát hoạt động êm
Khuyết điểm:
-Mẫu mã chưa ấn tượng
-Nên có 2 đầu CPU
-Hold up time thấp
Xin cảm ơn Jetek/ Huetronics đã cung cấp sản phẩm Review!
Comments
Post a Comment