REVIEW - NZXT E850 (850W)


Trải qua một thời gian vắng bóng. NZXT đã trở lại với thị trường PSU bằng thế hệ nguồn kỹ thuật số E series  thay thế cho dòng Hale series trước đây.
E series có các mức công 500/650/850W. Hiệu suất 80Plus Gold. Và người dùng có thể kiểm tra các thông số điện áp, thiết lập các chế độ bảo vệ thông qua phần mềm CAM tải về từ trang chủ NZXT. Sản phẩm được nhà sản xuất bảo hành lên tới 9 năm tại thị trường Việt nam

I- Hộp và phụ kiện
Hộp của E850 có kích thước lớn . Tông màu trắng tím trang nhã  tương tự các dòng sản phẩm khác của NZXT. Thông số kĩ thuật được in chi tiết ở mặt sau của hộp




Phụ kiện đi kèm theo E850 gồm có: 1 túi đựng cáp, 1 túi ốc, 1 cáp nguồn US type và sách HDSD

II-PSU
1-Bên ngoài:
E850 được sơn đen có kích thước  ATX tiêu chuẩn dù là một PSU full modular sử dụng quạt làm mát 120mm . Phần hông được uốn lõm vào giúp dễ dàng cầm khi lắp đặt . Lớp vỏ của E850 được cấu thành từ 4 mảnh riêng biệt và sử dụng tới 12 con ốc






Công suất danh định E850, Single rail 12V@70A , Active PFC full rang 100~240VAC, 80Plus Gold

E850 sử dụng hệ thống cáp 100% dạng rời ( full modular ) trên các cáp 24pin/4+4pin/6+2pin được trang bị thêm các tụ rắn lọc nhiễu:
 1x 24pin Mainboard (60cm)
2x 4+4pin ATX12V (65cm)
6x 6+2pin PCIex (65cm+5cm)
8x SATA (50cm+)
6x ATA (50cm+)
1x USB cable
1x FDD

2-Bên trong:
NZXT chọn Seasonic là đơn vị gia công dòng sản phẩm E series của mình . E series nói chung hay E850 nói riêng được tinh chỉnh lại ( customize) từ platform khá thành công của Seasonic là  Focus+ . Điều thú vị là Seasonic tuy là 1 nhà sản xuất nguồn ATX lớn trên thế giới nhưng đây là lần đầu họ ra mắt sản phẩm nguồn ATX digital / hybrid digital.
Bo mạch chính của E850 được kéo dài ra thêm khoảng gần 1cm so với platform Focus+, nhằm chừa chổ cho khối modul chứa MCU cho việc thu thập thông sốđiện áp cũng như điều khiển tốc độ quạt làm mát





Bảng linh kiện được sử dụng trong E850:

Điểm sơ qua về  phần mạch lọc nhiễu EMI trên E850 . Chúng ta có đầy đủ 2 tầng lọc EMI kèm theo đó là thành phần chống sét MOV và tất nhiên là 1 IC green CMD02X


E850 sử dụng 1 cặp diode cầu GBU1506 ( 15A x2) được bắt vào 1 phiến tản nhiệt lớn giúp giải nhiệt tốt hơn. Tụ chính Hitachi 680uF/400VDC được lựa chọn khá chuẩn cho một PSU 850w để đảm bảo thỏa thời gian lưu điện của tiêu chuẩn ATX . Không dư cũng không thiếu


Tầng PFC của E850 sử dụng  một cặp mosfet Infineon IPA60R190P6 (20A) đi kèm với 1 Boost diode STTH8S06D (8A)
Tầng PWM sử dụng mạch cộng hưởng LLC (full bridge) gồm 4 Mosfet Great power GPT13N50DG (13A)


E850 vẫn sử dụng các khối điểu khiển Analog dựa trên platform Focus+ như tầng PFC sử dụng IC champion CM6500UNX. Tầng PWM vẫn là IC CM6901T6X và IC giám sát hoạt động cũng như cung cấp các mạch bảo vệ Weltrend WT7527V ( OCP, SCP, UVP, OVP)



Khối mạch “digital” sử dụng MCU Ti UCD3138064A .Khá bất ngờ khi nhìn thấy MCU này vì nó mang trong mình các khối mạch điều khiển PWM & PFC . Hay có thể nó có thể lo trọn công việc của các IC PWM & PFC . Còn ở E850 UCD3138064A chỉ đảm nhiệm việc thu thập thông số điện áp / dòng của các đường điện đầu ra cũng như điều khiển quạt làm mát ,chế độ bảo vệ OCP ( 2 kênh).Bên cạnh có còn có 1 MCU PIC 16F1455 có nhiệm vụ làm cầu nối giao tiếp với PC thông qua cổng USB.


Đường 12V duy nhất được nắn bởi 4 Mosfet Nexperia được hàn ở phía dưới của bo mạch chính các Mosfet này sẽ tản nhiệt dán tiếp qua lớp  mạch & các thanh đồng ở phía trên. Sẽ tốt hơn nếu trang bị 1 miếng thermal pad ở đây để tận dụng luôn lớp vỏ sau của PSU giúp tăng cường khả năng tải nhiệt

Khối mạch VRMs cho đường 5v và 3,3v nằm ngay phía sau phần mạch MCU, sử dụng IC APW7159  ( 2 kênh). Bo mạch chứ các jack cắm modul được trang bị thêm các thanh đồng lớn giúp tăng tải cũng như các tụ rắn lọc nhiễu . Bên cạnh đó còn có các điện trở shunt (sensor dòng)



Phần mạch cấp trước gọn ngàng với duy nhất 1 IC combo EM8569C . Nằm ngay sát bên là thành phần giảm dòng khởi động gồm 1 relay mắc song song với 1 NTC( nhiệt điện trở)

phần mạch in của E850 sạch đẹp, không có sự xuất hiện của các chân linh kiện thừa . tuân thủ tiêu chuẩn RoHS. Tất nhiên với “style” Seasonic sẽ có 1 lớp “nhưa thông” mỏng phủ toàn bộ mặt dưới của bo mạch

III-Thử nghiệm
1-Thử tải
E850 dễ dàng hoàn thành các mức tải với hiệu suất trên dưới 91% thỏa tiêu chuẩn 80Plus Gold
.Chất lượng điện áp rất tốt với đường 12V dao động trong khoảng 0,07V~0,6% các đường điện 5V & 3,3V còn lại dao động trong khoảng 0,08V~1,5% và 0,06V~2%



2-Ripple & Noise ( Nhiễu AC cao tần)
Ripple noise của E850 tốt. khi đường 12V đều dưới 20mV các đường còn lại trên dưới 10mV. Việc gắn thêm các tụ rắn dập nhiễu AC ở cáp  hiện đang được nhiều hãng sản xuất PSU áp dụng vào sản phẩm cao cấp của mình vì hiệu quả nó đem lại

 10% Load

 20% load

50% load

80% load

100% Load

3-Hold up time ( thời gian lưu điện)
Như đã có đề cập ở phần tụ nguồn chính 680uF/400VDC . Thời gian lưu điện của E850 chuẩn “man” 17,2mS thỏa tiêu chuẩn ATX 16mS. Đường 12V rời khỏi khu vực an toàn sau tới hơn 20mS.


4-Nhiệt độ hoạt động và tốc độ quạt làm mát
Nhiệt độ môi trường 36oC

NZXT E850 sử dụng quạt làm mát Hong Hua HA1225H12SF-Z  120mm  PWM fan. Có tốc độ tối đa khoảng 2200RPM



Fan curve mặc định “ silent mode” của E850 khi chưa qua chỉnh sửa từ phần mềm CAM hoạt động nhạy . Với chiếc Fan 2200RPM thì khó có thể êm ái đối với người dùng khó tính. Phần vỏ lưng do không tham gia vào việc giải nhiệt cho mosfet của PSU nên chỉ hơi ấm nhẹ.

5-Phần mềm CAM ( Software)
Nếu chỉ dừng ở phần kiểm tra thứ 4 thì E850 không có quá nhiều điểm khác biệt với dòng Focus+ . Và  NZXT hiểu cách tạo ra sự khác biệt qua phần mềm CAM
CAM hẳn không xa lạ với người dùng tản AIO hay Fan/ led NZXT nhưng tới bản cập nhật 3.6.0 vừa public trên website của NZXT thì CAM mới hổ trợ PSU.
Để dùng CAM thì việc đầu tiên cần phải tạo 1 account trên NZXT . Cách làm khá tương đồng với cloud của Thermaltak DPS.

Phần thiết lập chế độ hoạt động/tốc độ của quạt làm mát được hiển thị ngay mục FAN. Sẽ có 3 chế độ mặc định từ NSX và 1 chế độ cho người dùng tùy chỉnh theo ý (Custom)

Ở mục điện áp sẽ có 2 tab : cơ bản & nâng cao.
Điểm mới của CAM là sẽ đo công suất đường 12V trên 3 khu vực Phần cáp CPU , VGA/GPU  Và Other/24pin MB + SATA + ATA .Giúp đem lại thông số về điện áp của từng linh kiện chính trong PSU

Độ chính xác tương đối chấp nhận được với sai số ~10W . Điện áp hiện thị có phần thấp hơn ~0,05V so với DMM đo trực tiếp từ Test Fixture - Điểm hạn chế lớn nhất của các PSU cung cấp tính năng xem điện áp vẫn là tốc độ lấy mẫu (Sample rate) thấp - tuy vậy khó có thể so sánh giữa 1 tiện ích đi kèm mang tính tham khảo với 1 thiết bị đo chuyên dụng
Ở Tab Advanced/ nâng cao. Chúng ta có thêm khu vực set điểm cắt dòng của mạch OCP cho 2 kênh CPU và GPU . Với mức set dòng cắt từ 30A tới 60A cho CPU và 20A tới 60A cho GPU
Với độ nhạy rất tốt. chỉ cần vọt lên chưa đầy 1A . E850 sẽ tắt/shutdown ngay lập tức


IV-Kết luận
NZXT E850 có chất lượng linh kiện và điện áp tốt. Hiệu suất cao 80Plus Gold. . Phần mềm CAM hoạt động ổn định. Chế độ bảo hành lên đến ..9 năm tại Việt nam
NZXT E850 là sự lựa chon hấp dẫn cho các cấu hình PC cao cấp hiện nay.
Mức đánh giá : Rất tốt
Ưu điểm:
-Linh kiện chất lượng ( 100% tụ nhật bản)
-Điện áp dao động nhỏ
-Phân mềm CAM hoạt động ổn định - Tính năng OCP tùy chỉnh
-Hiệu suất cao 80Plus Gold
Khuyết điểm
-Với cảm nhận cá nhân phần vỏ của E850 trông hơi “bình thường”

Xin cảm ơn NZXT  đã cung cấp sản phẩm Review!

Comments